Cách huấn luyện như thế nào khi chó hay cắn bậy bạ?

Phần lớn hoạt động cắn, gặm của chó con là các hành vi bình thường. Tuy nhiên, một số chú chó sẽ cắn khi thấy sợ hãi hoặc bối rối, và lúc này có thể là dấu hiệu của sự hung dữ.

Là một người nuôi, ắt hẳn bạn luôn muốn cún cưng của mình là một chú chó ngoan ngoãn và biết vâng lời. Chúng cũng như trẻ con vậy, nếu không dạy từ lúc nhỏ, dần dần chúng sẽ trở thành những chú chó khó bảo và ương bướng.

Chó hung hăng và cắn người thì chỉ có hai lý do đó là hung hăng vì muốn thống trị và vì sợ hãi một điều gì đó. Ở trường hợp đầu thì bạn phải xem lại cách dạy cún của mình. Hãy nhớ rằng bạn là chủ chúng, thống trị chúng chứ không phải chúng đứng cao hơn bạn. Còn ở trường hợp thứ hai thì bạn cũng nên tìm hiểu nguyên nhân để xử lí kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tâm lí cún cưng. Chúng sợ hãi vì muốn bảo vệ chính mình khỏi những mối nguy hiểm.

Huấn luyện chó hay cắn bậy như thế nào?
Để có thể huấn luyện cún nhà bạn không cắn lung tung thì bạn phải bắt tại trận những hành động cắn đồ của chúng để xử lý. Cách trị chúng không cắn đồ không phải là đánh đập, mắng mỏ, cách này chỉ làm cho chúng hung dữ hơn và sợ bạn hơn, chúng sẽ không hiểu tại sao bạn lại đối xử như thế. Cách huấn luyện cụ thể như sau:

-Bạn sẽ đưa cho chúng hai nhóm đồ khác nhau. Một nhóm là đồ dùng của gia đình không được cho cún cắn như giầy dép, tấm thảm, sách vở… và một nhóm đồ chúng có thể cắn thoải mái là những đồ chơi của chúng. Đặt các đồ dùng này trước mặt cún cưng. Nếu chúng cắn những nhóm đồ không được phép thì bãn hãy giằng lấy từ miệng chúng và kiên quyết chúngi “không”. Tiếp theo đó là đưa cho chúng món đồ chơi được phép cắn. Tiếp tục đưa các món đồ chúng ngay trước mặt một lần nữa, nếu cún cứ cắn lấy những món đồ không được phép thì bạn tiếp tục chúngi “không”. Thực hiện như vậy vài lần thì cún sẽ quen dần. Khi chúng biết lấy món đồ chơi được phép nghịch thì hãy thưởng cho chúng những đồ ăn chúng yêu thích nhé!

-Đừng gào thét bực tức khi đang huấn luyện vì chúng sẽ không hiểu hết những gì bạn chúngi và làm đâu. Phải kiên trì thực hiện lâu dài thì chúng mới quen được. Còn khi bạn đánh chúng mà không chúngi gì thì chúng sẽ chạy đi đấy, vì cơ bản chúng chẳng biết nguyên nhân gì hay chuyện gì đang xảy ra, cứ chạy để bảo vệ tính mạng đã. Một số con có thể quay lại cắn bạn, nhưng hầu hết các chú chó sẽ không cắn chủ

-Khi bạn yêu thương chúng, huấn luyện chúng đúng cách thì chúng sẽ ngoan ngoãn nghe lời, trung thành và yêu thương bạn. Vậy nên nuôi cún cưng bạn cần quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ chúng nhiều hơn. Khi đang đùa với cún, bạn giơ tay ra vẫy vẫy ngay gần miệng của chúng, cố ý gợi cho chúng mở miệng ra ngoạm tay bạn. Khi chúng há miệng ra định ngoạm vào tay bạn thì…ra lệnh “KHÔNG” và đánh nhẹ vào đầu mõm chúng. Cùng phương pháp đó, gọi người nhà của bạn thực hiện như vậy thì từ sau cún nhìn thấy tay giơ ra vẫy cũng không dám gặm hay cắn vào nữa.

-Thực hiện như trên, mặc quần ống rộng vung vẩy chân trước mặt cún, chúng thấy quần bay bay trước mặt sẽ nhảy vào ôm chân hoặc cắn quần…bạn thực hiện như trên, nói to “KHÔNG” và đánh vào mõm chúng.

Cún con dành rất nhiều thời gian để đùa nghịch, gặm nhấm và tìm hiểu mọi vật xung quanh. Khi những chú cún con này chơi với người, chúng thường cắn, gặm và đớp bàn tay, chân hay quần áo của mọi người. Những hành vi này có vẻ đáng yêu khi lũ cún còn nhỏ chừng 7, 8 tuần, nhưng chúng không còn thú vị chút nào khi chúng được 3, 4 tháng và càng ngày càng lớn. Vì vậy bạn cần có phương pháp huấn luyện kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Cần làm gì với chó hay gặm và hay cắn bậy?
Điều quan trọng là bạn cần giúp cún con học cách kiềm chế hành động gặm, cắn của mình. Có nhiều cách thức khác nhau để dạy cho chúng bài học này. Mục tiêu cuối cùng là đào tạo cho cún cưng không còn gặm đồ hay cắn người nữa. Tuy nhiên, mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là dạy cho cún biết được rằng chúng không được cắn người khác linh tinh.

Kiềm chế cắn: Dạy cún của bạn biết hành xử nhẹ nhàng
Kiềm chế cắn đề cập đến khả năng điều tiết lực cắn của cún cưng. Một chú cún con hoặc chó trưởng thành nếu không học về kiềm chế cắn sẽ không nhận thức được sự nhạy cảm của da con người, do đó chúng có thể cắn quá mạnh, thậm chí ngay cả trong lúc chơi đùa. Một số nhà nghiên cứu hành vi và huấn luyện chó cho rằng nếu một chú chó được học cách sử dụng hàm răng của mình một cách nhẹ nhàng khi tương tác với mọi người, thì sẽ ít khi cắn mạnh và gây tổn thương da cho người ngay cả trong những tình huống chúng phản kháng như khi đang sợ hãi hoặc bị đau, chứ không chỉ trong lúc chơi.

Cún con thường học được cách kiềm chế cắn trong quá trình chơi cùng với những chú cún khác. Nếu bạn quan sát một nhóm những chú cún chơi với nhau, bạn sẽ thấy chúng đuổi nhau, vồ lấy nhau, và cuối cùng chúng cũng cắn nhau nữa. Một chú cún nếu có thể học cách hành xử nhẹ nhàng từ những con cún khác, chúng cũng có thể học cùng một bài học từ con người.

Dạy chó con không cắn đau
-Khi bạn chơi với chó con, hãy để chúng cắn đùa bàn tay bạn. Tiếp tục chơi đùa như vậy cho đến khi chú cún cắn bạn quá mạnh. Khi cún làm vậy, ngay lập tức bạn hãy kêu lên với một tông giọng cao, như thể bạn đang bị thương. Điều này thường sẽ làm cho cún của bạn giật mình và ngừng cắn bạn ít nhất là trong giây lát. (Nếu việc hét lên không có tác dụng gì, bạn có thể mắng với một tông giọng nghiêm khắc). Hãy khen ngợi nếu chú cún dừng lại hay liếm tay bạn. Sau đó lại tiếp tục làm những gì bạn đang làm. Nếu cún con tiếp tục cắn bạn đau lần nữa, bạn lại kêu lên. Lặp lại bước này không quá 3 lần trong vòng 15 phút. Nếu bạn thấy rằng chỉ việc kêu lên như thế không đem lại hiệu quả, bạn có thể chuyển sang phương pháp “tạm dừng”. Phương pháp tạm dừng thường rất hiệu quả trong việc kiềm chế chó con cắn. Khi cún con cắn bạn mạnh hơn bình thường, hãy thét to lên. Sau đó, khi chú chó giật mình và quay ra nhìn bạn hoặc nhìn xung quanh, bạn hãy bỏ tay ra. Hãy lờ chú cún đi khoảng 10 đến 20 giây, hoặc nếu cún lại tiếp tục cắn tay bạn, hãy đứng dậy và quay đi 10-20 giây. Sau một thời gian tạm dừng ngắn, hãy quay lại với cún cưng và khuyến khích cún tiếp tục chơi với bạn. Điều quan trọng là dạy cún cưng hiểu rằng, nếu cún chơi một cách nhẹ nhàng bạn sẽ tiếp tục chơi với cún, còn nếu cún làm bạn đau bạn sẽ dừng lại. Hãy chơi với cún cho đến khi chúng lại cắn bạn đau một lần nữa. Khi đó, lại lặp lại những bước trên. Đến khi cún cưng không cắn mạnh nữa, thì bạn lại thắt chặt quy tắc thêm một chút nữa. Hãy huấn luyện cho cún chơi nhẹ nhàng hơn nữa. Hãy kêu lên và dừng chơi ngay khi cún chỉ cắn hơi mạnh. Kiên nhẫn với quy trình này và sau đó tảng lờ chú cún của bạn hoặc tạm dừng nếu cún cắn đau. Tiếp tục quá trình cho đến khi cún có thể chơi với đôi tay bạn một cách rất nhẹ nhàng, kiểm soát được lực cắn sao cho bạn cảm thấy hầu như không hề có chút lực cắn nào trên tay.

Bước tiếp theo: Dạy cún cưng hiểu rằng răng của chúng không phù hợp với da người
Hãy cho cún đồ chơi hoặc xương gặm khi cún định gặm ngón tay hay ngón chân của bạn.

Những chú cún thường gặm tay người khi được vuốt ve, vỗ nhẹ hoặc gãi (trừ khi chúng đang ngủ hoặc bị phân tâm). Nếu chú cún trở nên cáu kỉnh khi bạn âu yếm vuốt ve chúng, hãy làm chúng phân tâm bằng cách cho chúng ăn một chút gì đó. Việc này sẽ giúp cún cưng quen với việc được vuốt ve mà không cắn, gặm.

Khuyến khích các hình thức chơi với cún mà không cần tiếp xúc, ví dụ như trò đi nhặt đồ hoặc kéo co, chứ không chơi vật hoặc vận động mạnh với đôi tay của bạn. Một khi cún cưng biết chơi kéo co, hãy luôn giữ dây kéo co trong túi của bạn hoặc để chúng ở nơi bạn có thể dễ dàng lấy. Nếu cún bắt đầu cắn bạn, bạn có thể ngay lập tức hướng cún sang trò kéo co. Lý tưởng nhất là khi cún hiểu được và tìm kiếm đồ chơi kéo co mỗi khi chúng cảm thấy muốn cắn.

Nếu cún cắn chân và mắt cá của bạn hay bất cứ khi nào cún mai phục chân của bạn, ngay lập tức dừng di chuyển chân. Lấy dây kéo co ra và vẫy một cách đầy khiêu khích. Khi cún gặm lấy dây kéo co, hãy tiếp tục bước đi. Nếu lúc đó bạn không có sẵn dây kéo co, hãy cố gắng đứng yên và đợi cho đến khi cún cưng ngừng cắn bạn. Ngay khi chúng ngừng cắn, hãy khen ngợi và thưởng cho chúng một đồ chơi gì đó. Hãy lặp lại những bước này cho đến khi cún cưng của bạn quen với việc nhìn bạn di chuyển xung quanh mà không chạy theo cắn chân hay mắt cá của bạn.

Chuẩn bị nhiều đồ chơi mới và thú vị cho cún cưng tìm thấy cảm hứng nơi đó thay vì cắn bạn hoặc quần áo của bạn
Tạo nhiều cơ hội để cún cưng của bạn có thể chơi với những chú cún con khác hoặc những chó trưởng thành đã được tiêm phòng và thân thiện. Việc chơi và làm quen với những cún con khác rất quan trọng đối với sự phát triển của chó con và nếu đã tiêu tốn nhiều năng lượng để vui đùa với những chú cún khác, cún cưng sẽ giảm đi hứng thú đùa nghịch một cách thái quá với bạn.

Áp dụng quy trình “tạm dừng”, giống như mô tả bên trên, nhưng luật chơi khác đi một chút. Thay vì tạm dừng khi cún cắn đau, bạn có thể áp dụng tạm dừng bất cứ lúc nào bạn cảm thấy tác động của răng cún trên da của bạn.

Ngay khi bạn cảm thấy răng của cún chạm vào bạn, hãy kêu lên với giọng ở tông cao. Sau đó ngay lập tức đi ra chỗ khác. Lờ cún cưng đi khoảng 30-60 giây. Nếu chúng tiếp tục đi theo bạn và tiếp tục cắn hoặc gặm chặt, hãy rời khỏi phòng từ 30-60 giây. Hết thời gian tạm dừng, hãy quy trở lại phòng và bình tĩnh tiếp tục làm những gì bạn đang làm với cún.

Một cách khác, bạn có thể buộc dây dắt cún trong khi dạy cún “tạm dừng” và để cho cún kéo dây đó trên sàn trong khi bạn ở đó và giám sát cún. Sau đó, thay vì bỏ cún lại trong phòng khi cún bắt đầu gặm cắn bạn, bạn có thể cầu lấy dây dắt và dắt cún sang một khu vực yên tĩnh, buộc dây lại, và quay lưng lại với cún cưng cho thời gian “tạm dừng”. Sau đó hãy cởi dây buộc và tiếp tục làm những gì mà bạn đang làm.

Một số khuyến cáo khi huấn luyện chó hay cắn bậy
-Tránh vẫy ngón tay hay chân của bạn trước mặt cún cưng hoặc vỗ vào hai bên mặt cún để dụ cún chơi. Làm cách đó thực chất lại là khuyến khích cún cắn tay hoặc chân của bạn.

-Đừng ngăn cấm chúng chơi với bạn. Chơi đùa sẽ xây dựng mối liên kết mạnh mẽ giữa cún cưng và gia đình bạn.

-Tránh giật mạnh tay hoặc chân của bạn khi cún cưng đang cắn, gặm. Điều này sẽ khuyến khích chúng nhảy tới và vồ tiếp lấy. Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn thả lỏng tay hoặc chân để cún thấy chẳng còn gì thú vị để chơi nữa.

-Đánh mạnh hay tát cún khi chúng chơi trò cắn gặm sẽ làm cho chúng cắn mạnh hơn. Các chú chó thường phản ứng bằng cách chơi một cách hung tợn hơn. Trừng phạt về mặt thể xác có thể làm cho cún cưng cảm thấy sợ bạn và thậm chí làm cho chúng trở nên hung dữ thực sự. Tránh việc túm lấy gáy cún và lắc, đánh vào mũi của cún hay túm lấy họng của cún và tất cả những hành động trừng phạt có thể gây tổn thương hoặc làm cho cún sợ hãi.

Khi nào một chú chó hay cắn bậy trở nên hung dữ?
Phần lớn hoạt động cắn, gặm của chó con là các hành vi bình thường. Tuy nhiên, một số chú chó sẽ cắn khi thấy sợ hãi hoặc bối rối, và lúc này có thể là dấu hiệu của sự hung dữ.

Tình huống “nổi giận bất thường” của cún

Thi thoảng những chú cún có cơn nổi giận bất thường. Những cơn giận giữ này thường xảy ra khi bạn đang khiến cún phải làm một việc gì đó mà chúng không thích. Có thể là những việc rất đơn giản như là giữ cún yên ở một vị trí hoặc sờ vào cún lại làm cho cún cưng bối rối. Những cơn giận dữ bất thường này cũng có thể xảy ra khi chơi đùa hăng hái quá mức. Cơn giận dữ bất thường này nghiêm trọng hơn là việc cắn, gặm khi chơi, nhưng nhiều khi bạn không thể phân biệt được 2 tình huống này. Trong phần lớn các trường hợp, một chú cún cưng khi chơi sẽ thả lỏng cơ thể và khuôn mặt. Lớp da ở mõm cún có thể nhăn, nhưng bạn sẽ không thấy sự căng thẳng trên các cơ trên mặt. Nếu cún của bạn đang giận dữ, cơ thể của chúng dường như cứng hết lại. Chúng nhếch mép lên, nhe răng hoặc gầm gừ. Trong phần lớn các trường hợp này, vết cắn sẽ đau hơn nhiều so với vết cắn gặm khi chúng đang chơi với bạn.

Nếu bạn đang giữ hoặc đang chạm vào một chú cún đang có cơn giận bất thường, đừng hét lên theo kiểu bạn bị đau. Làm việc đó sẽ khiến cún cưng tiếp tục ở trạng thái căng thẳng hoặc duy trì hành vi hung dữ. Thay vào đó, hãy bình tĩnh và không biểu lộ cảm xúc. Đừng làm đau chúng, hãy tiếp tục giữ cún một cách chắc chắn, nếu có thể, giữ cho đến khi chúng ngừng vùng vẫy. Sau khi cún đã yên lặng 1, 2 giây, hãy thả chúng ra. Hành vi cắn khi phản kháng nếu lặp đi lặp lại không phải là hành vi mà khi lớn lên cún có thể mất đi, nên hành vi đó cần được xử lý và huấn luyện càng sớm càng tốt. Hãy tìm đến những chuyên gia huấn luyện chuyên nghiệp để được giải đáp nếu bạn gặp khó khăn với những chú chó bướng bỉnh những cũng vô cùng đáng yêu này nhé.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *