Những thứ cần phải chuẩn bị cho chó con trước khi đẻ
9, Chó con có phản ứng hô hấp, sau khi xử lý xong dây rốn, dùng khăn có nhiệt độ ấm lau cơ thể chúng, sau khi lau sạch cơ thể chó con, lại để cho chúng bú sữa mẹ.
Trước khi chó con đẻ ra, chúng ta nên chuẩn bị những gì? Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu một chút những kỹ năng cơ bản để ứng phó khi phải tự xử lý nhé!
1, Đầu tiên, chúng ta phải chuẩn bị một cái tổ lớn cho chó mẹ, tốt nhất là bằn gỗ hoặc giấy!Tổ đặt trong góc yên tĩnh, ấm áp và tránh gió, trong tổ để nhiều giấy báo cho chó mẹ, có thể sử dụng thành “phòng sinh” và “phòng em bé”.
2, Chuẩn bị công cụ trước khi sinh cho chó: vài miếng khăn sạch, kéo, chỉ, vải bông, thuốc khử trùng, chậu rửa, báo cũ. Tốt nhất nên có thiết bị cách nhiệt (bóng đèn, chăn điện, khăn dày,…) vào mùa đông.
3, Nếu không quá hiểu biết quá trình sinh sản của chó cái, tốt nhất liên hệ với bác sĩ thú y hoặc hỏi những người có kinh nghiệm. Nếu bạn nuôi giống chó có tỷ lệ khó sinh tương đối lớn, tốt nhất để bác sĩ tiếp nhận đỡ đẻ. Nếu là chủ nhân đỡ đẻ, tốt nhất nên hiểu biết toàn bộ quá trình sinh, để tránh xảy ra tai nạn sinh!
4, Bổ sung năng lượng chuẩn bị cho chó trước khi sinh: chó mẹ trong quá trình sinh sợ rằng sẽ rơi vào tinh trạng mệt mỏi, để có thể bổ sung năng lượng kịp thời tùy lúc, có thể chuẩn bị những thực phẩm dễ tiêu hóa mà có đủ dinh dưỡng, cho ăn trước khi sinh.
5, Trước khi sinh phải làm sạch núm vú của chó mẹ, cạo lông xung quanh và lau sạch cơ quan sinh dục. Quá trình sinh có thể co những cơn co giãn tử cung kèm theo cơn đau, chó mẹ thở hổn hển, sau đó rất nhanh, hậu môn và bộ phận sinh dục to ra, lúc này chỉ thấy chó mẹ dùng lực co bụng lại, chó con trong lớp màng bọc được ra đời. Cả quá trình sinh, tốt nhất chủ nhân than thiết nên ở bên đồng hành cùng chúng, nhưng liên quan đến vấn đề xử lý làm sạch, nếu chó mẹ có thể, vẫn nên để chó mẹ tự lo liệu là tốt nhất, chủ nhân chỉ cần ở bên để giúp đỡ khi cần thiết là được.
6, Sau khi chó mẹ đau dữ dội, nếu trong vòng 1 tiếng mà chưa sinh được chó con, e rằng có hiện tượng khó sinh, phải nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y. Khi chó mẹ đau, thở gấp bạn có thể nhẹ nhàng ép vào bụng chó theo quy luật, mát xa tuyến vú, để giúp nó sinh nở, đồng thời nhẹ nhàng an ủi, cổ vũ chó mẹ.
7, Tư thế sinh tùy thuộc vào chó mẹ. Có một vài chó cái nằm ngang khi sinh, có một vài lại nằm ở tư thế bài tiết. Nếu mọi việc suôn sẻ, sau khi bọc thai chó con ra đời, chó mẹ sẽ liếm cái nhau để nó nhanh chóng vỡ ra, dây rốn bị gãy, không ngừng liếm mặt của chó con, mũi và cơ thể, để chó con hô hấp. Trong trường hợp chó mẹ không có những hành động nào, hoặc sau khi sinh mấy bé chó con, để tiết kiệm năng lượng cho chó mẹ, chủ nhân phải giúp đỡ ở bên, giúp để lộ ra một nửa của chó con, phối hợp với tình trang hô hấp của chó mẹ đẻ kéo chó con ra, tiếp theo xé bọc màng chó con ra, dùng sợi bông quấn dây rốn cách 1cm, cắt ở vị trí dây rốn 2cm và lau khử trùng (nếu chó mẹ tự cắn đứt dây rốn quá dài, yêu cầu phải xử lý giống như vậy).
8, Sau khi chó con ra quan trọng nhất là: xác nhận có hơi thở không. Nếu chó con rơi vào tình trạng chết giả (hiện tượng không có hô hấp), phải nhanh chóng dùng khăn bọc chó con lại, cúi đầu xuống, đánh mạnh vào, sau đó dùng khắn lông lau mạnh vào chó con, kích thích hô hấp để cứu sống chó con kịp thời, đợi sau khi chó con có phản ứng, lại chuyển đến trước mặt chó mẹ, để chó mẹ liếm cơ thể chúng.
9, Chó con có phản ứng hô hấp, sau khi xử lý xong dây rốn, dùng khăn có nhiệt độ ấm lau cơ thể chúng, sau khi lau sạch cơ thể chó con, lại để cho chúng bú sữa mẹ.
10, Thời gian mỗi một thai ra đời cách nhau khoảng 20 – 40 phút, nếu trong khoảng thời gian 1 tiếng vẫn không sinh ra được, bạn phải nhanh chóng hỏi ý kiến điều trị từ bác sĩ thú y. Nhưng, tỷ lệ chó mẹ sinh vào nửa đêm rất lớn, tình trạng này đưa đến bệnh viên không thuận tiện, bạn có thể di chuyển từ từ, mát xa từ trên xuống dưới phần bụng của chó mẹ, đồng thời chó chúng ăn một ít thức ăn bổ sung thế lực, để giúp chúng thuận lợi sinh sản.
Leave a Reply